Gà Tam Hoàng là một giống gà đã được nuôi để lấy thịt và trứng ở Việt Nam từ rất lâu. Rất nhiều người lầm tưởng đây là một giống gà thuần Việt. Nhưng thực tế đây là giống gà nhập vào Việt Nam. Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng dagatructuyenvn.com để biết gà tam kỳ là gà gì, đặc điểm và giá trị kinh tế cũng như vì sao nhiều người nuôi như vậy nhé?
Xem thêm:
Gà tam hoàng là gà gì – Nguồn gốc xuất xứ
Gà Tam Hoàng ở Việt Nam thực tế có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện nay giống gà này được nuôi phổ biến, đặc biệt là vùng Quảng Đông, Trung Quốc. Một số nơi có cách đọc là gà tam vàng hay gà tam quàng.
Giống gà này được nhập vào Việt nam lần đầu vào năm 1993. Chúng được nuôi thí điểm ở Quảng Ninh và kết quả cho thấy giống gà này thích hợp với khí hậu Việt Nam. Do vậy, sau đó, gà Tam Hoàng được nhân giống và đưa đến nhiều vùng miền trên cả nước.
Giá bán Gà Tam Hoàng
Gà Tam Hoàng là một trong những giống gà nuôi lấy thịt có lượng thiêu tụ lớn tại nước ta đặc biệt ở các thành phố lớn.
Giá bán trung bình của Gà Tam Hoàng dao động từ 40.000 – 45.000 VNĐ/kg thịt.
Giá gà con mua làm giống sẽ khác nhau tùy vào độ tuổi của gà.
- Gà 1 – 2 ngày tuổi: 12.000 – 14.000đ/con
- Gà 7- 10 ngày tuổi: 15.000 – 20.000đ/con
- Gà 10 -17 ngày tuổi: 20.000 – 22 000đ/con
- Gà 17-21 ngày tuổi: 22.000 – 25.000đ/con
So với các loại gà khác trên thị trường thì Tam Hoàng vẫn là loại gà có mức giá tương đối rẻ và phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng.
Đặc điểm của gà Tam Hoàng ở Việt Nam
Gà Tam Hoàng có bộ lông vàng nhạt, màu lông tương đối đồng nhất trên các bộ phận từ đầu cho đến chân. Chân và mỏ cũng màu vàng luôn chính vì vậy giống gà này mới có tên là Tam Hoàng.
Đuôi gà này có màu đen lẫn màu vàng, cơ thể to, mình đầy đặn, thân và chân ngắn, lưng bằng. Đặc biệt đùi khá phát triển, to tròn, đầy đặn.
Trung bình giống gà này có trọng lượng từ 2 cho đến 4 kg(nuôi đến tháng thứ 3 thứ 4).
Gà trống trưởng thành có trọng lượng trung bình từ 2,5 – 4 kg, còn gà mái thì từ 2 – 2,5 kg, thịt gà vàng và khá chắc thịt.
Đây cũng là giống gà đẻ khá năng suất, gà Tam Hoàng thường từ 4-5 tháng tuổi là đẻ trứng. Trung bình 150 quả/con/năm (Khoảng 68 tuần).
Chính nhờ những đặc điểm này mà đây đang là một giống gà mang lại năng suất cao cho người nuôi không chỉ về trong lượng thịt mà còn về sản lượng trứng.
Ngoài ra, đây còn là giống gà có khả năng chống bệnh tốt, tỷ lệ nuôi sống cao nên được nuôi phổ biến tại Việt Nam.
Các loại gà Tam Hoàng phổ biến ở Việt nam hiện nay
Trên thực tế, ở Việt Nam không chỉ có một dòng gà Tam Hoàng duy nhất. Vì đây là giống gà nhập nên được lai tạo khá nhiều ở Việt Nam. Củ thể, có vài loại gà như sau:
- Tam hoàng dòng 882: có màu lông khá thuần nhất; vàng rơm, chân vàng, da vàng, gà trống to con, cường tráng, mào đơn to và chân thấp hơn gà Tàu của Việt Nam
- Tam hoàng 882- 2 (Hoàng hệ), to con hơn và đẻ sai hơn.
- Tam hoàng 882-3 nuôi 3 tháng có thể đạt bình quân 1,9 – 2,0 kg/con
- Gà Ma hoàng (882 -2) có màu lông vàng sẫm, điểm rằn rất giống gà ta nên cũng rất được người dân ưa chuộng.
- Gà Jiang cun nhỏ con hơn các dòng gà Tam hoàng kể trên. Nhưng gà Jiang cun có thịt thơm ngon hơn.
- Gà Lương phượng (hay Hoa lương phượng) có màu lông giống gà Ma hoàng, song gà Lương phượng to con hơn, tỷ lệ đẻ cao hơn.
Gà Tam Hoàng là giống gà nuôi lấy thịt và trứng phổ biến tại Việt Nam. Đây là giống gfa hơi nhỏ người nhưng chất thịt ngon và năng suất đẻ trứng cao. Vì vậy, ngày nay, giống gà này được nuôi cực kỳ nhiều tại Việt Nam.
Cách chăn nuôi gà tam hoàng đúng chuẩn
Cách nuôi gà tam hoàng không đòi hỏi kỹ thuật quá cầu kỳ. Người nuôi chỉ cần chú ý đến một vài yếu tố như môi trường, dinh dưỡng và phòng chống bệnh thường gặp là được.
Môi trường nuôi, chuồng trại
Đối với môi trường nuôi nhốt, chuồng trại, máng ăn, máng uống cần đảm bảo luôn sạch sẽ, dọn vệ sinh thường xuyên. Đảm bảo không tạo các điều kiện sinh sôi của vi khuẩn gây bệnh.
Gà có tỷ lệ sống rất cao, lên tới 95% nên chỉ cần chú ý đến việc giữ môi trường nuôi sạch sẽ tránh các tác nhân gây bệnh cũng đã giúp việc nuôi gà có hiệu quả cao hơn rất nhiều.
Lưu ý, khi thấy gà có biểu hiện bị bệnh, cần cách ly khỏi đàn ngay để theo dõi và hạn chế lây lan bệnh tật.
Chế độ ăn uống
Gà con nên cho uống nước hòa vitamin complex hoặc kháng sinh phòng các bệnh phổ biến như bạch lỵ, E.coli và viêm rốn. Ngày thứ 3 có thể cho ăn hỗn hợp tấm và thức ăn hổn hợp theo tỉ lệ 50/50. Thức ăn hỗn hợp tăng dần vào các ngày sau đó.
Giống Gà tam hoàng trưởng thành tương đối dễ nuôi. Thức ăn có thể là phế phẩm thực phẩm, đồ ăn thừa của con người, vám viên, rau xanh…
Phòng bệnh
Phòng bệnh thường gặp và bệnh dịch là điều rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi gà. Cần có lộ trình tiêm phòng vacxin cho gà đầy đủ đặc biệt là gà dưới 2 tháng tuổi.
Gà từ 2-3 tháng tuổi thì time xen kẽ vitamin và kháng sinh 2 – 3 lần/tháng. Kết hợp với đó là khử trùng khu vực chuồng nuôi định kì.
Trên đây là đầy đủ các thông tin dành cho người nuôi chưa hiểu rõ gà tam hoàng là gì. Theo dõi dagatructuyenvn.com để tìm hiểu thêm các kiến thức nuôi gà tam hoàng hiệu quả nhất.