Bệnh tụ huyết trùng ở gà: nguyên nhân và cách điều trị

Tụ huyết trùng là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia cầm. Loại bệnh dịch này hàng năm có thể giết chết hàng ngàn gia cầm nếu bùng phát dịch. Bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị gà bị nhiễm tụ huyết trùng sẽ được đưa ra trong bài viết dưới đây.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì?

Bệnh tụ huyết trùng gia cầm là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn tụ huyết trùng (Pasteurella multocida) gây ra ở tất cả các loài gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng và ở các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Đây là bệnh mang tính địa phương, sảy ra khắp nơi trên thế giới, nhưng phổ biến hơn ở các nước vùng nhiệt đới.

bệnh tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng gia cầm là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn tụ huyết trùng (Pasteurella multocida) gây ra

Ở Việt Nam, bệnh tụ huyết trùng ở gà còn được gọi là bệnh toi gà. Khi dịch bệnh xảy ra thường lan truyền nhanh và khó có thể ứng phó kịp thời.

Bệnh tụ huyết trùng  xảy ra quanh năm nhưng thường xảy ra dịch lớn vào những lúc thời tiết thay đổi như từ mùa xuân sang hè và thu sang đông ở miền Bắc và từ mùa mưa sang mùa khô (hoặc ngược lại) ở miền Nam.

Nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng ở gà

Vi khuẩn Pasteurella multocida là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này ở gà. Bệnh tụ huyết trùng ở gà có thể gặp ở moi loại gia cầm nhưng phổ biến nhất là ở gà trên 21 ngày tuổi.

Bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp từ gà mắc bệnh sang gà còn khỏe mạnh hay gà có thể trạng mẫn cảm hoặc là lây qua gián tiếp như thức ăn, nguồn nước, côn trùng, dụng cụ chăn nuôi,…

Biểu hiện khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng

Gà bị tụ huyết trùng sẽ có hiểu hiện thở khò khè, có tiếng. Phần đầu và mặt bị sưng lên, mào tích tím và phù.

Bệnh tụ huyết trùng khi ở thể quá cấp tính thường gây chết đột ngột ở gà mà không rõ nguyên nhân.

bệnh tụ huyết trùng ở gà
Những biểu hiện của bệnh tụ huyết trùng ở gà

Ở thể cấp tính gà có những triệu chứng rõ ràng như đi lại chậm chạp, thở khò khè, bỏ ăn,rớt nhãi đục,… Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì tỉ lệ gà chết lên tới 50-60%.

Tuy nhiên, nếu bệnh tụ huyết trùng gà ở thể mãn tính thì tỉ lệ chết giảm hơn, triệu chứng thường thấy là tiêu chảy dài ngày, vùng khí quản luôn có tiếng khò khè nhỏ.

Thuốc đặc trị bệnh tụ huyết trùng ở gà

Hiện nay có khá nhiều loại thuốc đặc trị bệnh tụ huyết  trùng ở gà. Người nuôi càn nắm rõ tình trạng bệnh của đàn gà để có cách điều trị cho phù hợp.

Nếu đàn ít nhỏ lẻ thì dùng Streptomycin 1g pha với 10ml nướ c cất tiêm cho 20kg P/ngày x 2 lần hoăc̣ (Kanamycin + Tiamulin) 1ml/3kg P/ngày.

bệnh tụ huyết trùng ở gà
Thuốc đặc trị bệnh tụ huyết trùng

Số lượng đàn lớn hơn thì gấp đôi hoặc gấp ba liều lượng trên. Ngoài ra, cần cho gà uống chất điện giải Gluco C trong 10 ngày và bổ sung vitamin A, D, E, B Complex trong 1 tháng sau đó. Có thể dùng nước tỏi đặc, cho uống 2 lần/ ngày trong vòng 5 ngày.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là bệnh lý hết sức nguy hiểm. Vì vậy người nuôi gà cần nắm được những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, cách điều trị bệnh để giảm thiệt hại tối đa cho đàn gà.

 

Xem thêm: Cách ấp trứng gà thủ công khoa học và đúng kỹ thuật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *