Cách nuôi gà chọi 4 tháng tuổi chi tiết chế độ dinh dưỡng và chăm sóc. Sau quá trình chọn lựa gà theo tông dòng bố mẹ để lai tạo thành công thì bước tiếp theo chính là việc thực hiện cách nuôi gà chọi 4 tháng tuổi để thực sự trở thành một chiến binh. Để làm được điều đó thì quá trình đầu tiên để nuôi những chú gà nhỏ này cũng thực sự gặp nhiều khó khăn.
Vừa phải học tập kinh nghiệm về nuôi gà thường lại vừa phải kết hợp với cách nuôi gà đá. Chính vì vậy mà bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những gì mà bạn đang cần phải biết về cách nuôi gà đá khi còn nhỏ.
Xem thêm:
Đặc điểm gà chọi 4 tháng tuổi
Gà chọi 4 tháng tuổi được gọi là giai đoạn “dậy thì” của gà chọi. Đây là thời điểm gà có nhiều thay đổi trước khi trưởng thành mà sư kê cần chú ý để thay đổi cách nuôi gà chọi 4 tháng tuổi hợp lý. Một số đặc điểm nổi trội của gà chọi trong giai đoạn này bao gồm:
- Gà trống bắt đầu học gáy, gà mái bắt đầu hình thành buồng trứng.
- Gà sinh trưởng mạnh, bắt đầu thay lông từ lông cánh, lông thân nhưng chưa thể phủ kín người.
- Gà thường cắn đá nhau và có những biểu hiện nóng nảy khi nhốt chung với những con gà cùng lứa khác.
Cách nuôi gà chọi 4 tháng tuổi – Chi tiết chế độ dinh dưỡng
4 – 5 tháng tuổi là lúc gà bắt đầu chuẩn bị bước vào giai đoạn trưởng thành. Nhu cầu dinh dưỡng của gà tăng cao, gà ăn khỏe vì cần dinh dưỡng phát triển, thay lông. Do đó chế độ ăn và bổ sung protein là điều cần lưu ý trong cách nuôi gà chọi 4 tháng tuổi.
Thành phần chất dinh dưỡng phải được bổ sung đủ và đúng để giúp cho cơ thể gà săn chắc, vừa vặn mà lại không quá béo. Trong giai đoạn này sư kê lưu ý bổ sung protein, các chất dinh dưỡng, chất xơ đầy đủ vào khẩu phần ăn của gà chọi hơn:
- Thóc, lúa: 0,25 kg
- Rau xanh: 0,2 kg
- Sâu superworm hoặc dế: 10-15 con
- Lươn nhỏ: 7-10 con
- Thịt bò: 0,1 kg
- Tép: 0,1 kg
- Bổ sung các loại vitamin
Tùy vào thể trạng của mỗi con gà mà sư kê có thể thay đổi giờ giấc, chế độ dinh dưỡng riêng cho phù hợp. Có thể tham khảo thời gian biểu cho ăn sau:
- Lúa và ngũ cốc: 8 – 9h sáng.
- Thực phẩm tươi và nhiều đạm: rau, các loại thịt, cá… khoảng 11 -12h trưa.
- Lúa và ngũ cốc: khoảng 16h chiều.
- Ngũ cốc (ăn nhẹ): khoảng 8h tối.
- Đảm bảo cho uống đủ nước các bữa sáng chiều tối.
Quá trình phòng bệnh áp dụng trong cách nuôi gà chọi 4 tháng tuổi
Chế độ dinh dưỡng cần phải được kết hợp nhuần nhuyễn với cách phòng bệnh. Nếu không rất dễ tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan, ảnh hưởng đến sức khỏe và thể trạng của gà. Cách phòng bệnh cho gà thường được lưu ý trong cách nuôi gà chọi 4 tháng tuổi cần chú ý một số yếu tố:
- Khử trùng dọn dẹp tấm đệm lót rải chuồng để tránh cho vi trùng ký sinh và ruồi muỗi hoành hành nơi ở của gà.
- Sân chơi thoáng mát được làm sạch bằng vôi theo định kỳ
- Tẩy giun, sán cho gà
- Thường xuyên thả gà cho ra tắm nắng để cho sức khỏe dẻo dai và di chuyển linh hoạt hơn.
- Tiêm vacxin phòng một số bệnh nguy hiểm
- Qúa trình luyện tập cho gà đá nên bắt đầu từ tháng thứ 7.
Mua gà chọi 4 tháng tuổi ở đâu?
Một lựa chọn của nhiều sư kê là mua gà chọi 4 tháng tuổi thay vì đúc gà con và nuôi lớn từ bé. Với việc mua gà 4 tháng và tiếp tục chăm sóc thì có một số lưu ý cần phải quan tâm:
- Tình trạng sức khỏe của gà chọi.
- Có tiền sử bị các bệnh gì rồi.
- Đã tiêm các loại vacxin phòng bệnh nào.
Do đó, sư kê cần phải chọn được nơi bán gà chọi 4 tháng tuổi uy tín để đảm bảo gà khỏe mạnh. Nhờ đó, khi áp dụng cách nuôi gà chọi 4 tháng trên mà dagatructuyen chia sẻ thì có hiệu quả cao hơn.
Cách nuôi gà chọi 4 tháng tuổi là một trong những yếu tố nâng bước trong những chặng đường tiếp theo trong quá trình đúc gà. Nếu trong giai đoạn này gà được phát triển tốt với sức khỏe đến từ bên trong và ngoại hình bên ngoài thì sau 7 tháng gà có thể hoàn toàn bước vào giai đoạn luyện tập khắc nghiệt nhất do sư kê đưa ra.Với các kiến thức được chia sẻ như ở trên thì hy vọng rằng sẽ giúp cho nhiều người chú trọng và quan tâm hơn nữa đến quá trình đúc chiến kê ở giai đoạn non nớt nhất.